Quản trị văn phòng

Thứ ba - 30/07/2019 08:22
Giới thiệu ngành Quản trị văn phòng liên thông

Tên ngành đào tạo: Quản trị văn phòng
Trình độ đào tạo: Đại học liên thông
Mã số: 52340406

1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung:
Ngành Quản trị văn phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về quản trị văn phòng bậc đại học để đảm nhiệm được công việc của chuyên viên làm công tác văn phòng và công việc của người quản lí, phụ trách văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
1.2 Mục tiêu cụ thể:
a. Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Quản trị văn phòng cung cấp cho người học các kiến thức:
* Kiến thức cơ bản:
- Hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế và phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Hiểu về kiến thức chính trị học, logic hình thức, xã hội học.
- Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng;
* Kiến thức cơ sở ngành
Kiến thức cơ sở ngành là những kiến thức nền tảng cần có để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành:
- Kiến thức về quản trị, tư tưởng quản lý;  
- Kiến thức về văn hóa đạo đức quản lí;
- Kiến thức về hệ thống tin quản lý, quản trị thiết bị, kỹ thuật điều hành công sở.
* Kiến thức chuyên ngành
- Hiểu và nắm vững kiến thức về tổ chức và hoạt động văn phòng; phân tích được vị trí, vai trò của văn phòng và công tác văn phòng;
- Kiến thức về kỹ thuật soạn thảo văn bản, hệ thống văn bản của Đảng và các tổ chức chính trị xã hội;
- Kiến thức về xây dựng văn hoá công sở;
- Kiến thức công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng;
- Kiến thức và kỹ năng hoạch định, tổ chức, kiểm tra trong quản trị văn phòng;
- Kiến thức triển khai và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO vào công tác quản trị văn phòng.
   b. Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Quản trị văn phòng đào tạo người học các kĩ năng sau:
* Kỹ năng cứng:
- Tổ chức các hoạt động văn phòng; giúp lãnh đạo cơ quan quản lí, triển khai, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ văn phòng tại các đơn vị, bộ phận văn phòng của cơ quan, tổ chức;
- Kỹ năng tổ chức và sử dụng các nguồn thông tin phục vụ hoạt động quản lí; thu thập, xử lí và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí;
- Kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính thông dụng; 
- Vận dụng các biện pháp tham mưu cho lãnh đạo;
- Kỹ năng tổ chức công việc, cải tiến lề lối làm việc, hiện đại hóa văn phòng;
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động của cấp dưới thuộc thẩm quyền;
- Kỹ năng quản trị thiết bị; sử dụng trang thiết bị văn phòng;
- Biết ứng dụng tin học vào công tác chuyên môn.
* Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, bằng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông; kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình và giao tiếp với đồng nghiệp và các kỹ năng cần thiết khác.
c. Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Quản trị văn phòng hình thành cho người học thái độ đúng đắn về công việc sẽ đảm nhận sau khi ra trường; có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề và có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong của người cán bộ công chức, viên chức làm công tác văn phòng.
2. Chuẩn đầu ra
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Quản trị văn phòng phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
2.1. Kiến thức
            (1) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(2) Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản theo khối ngành Quản trị, quản lý, tổ chức; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong quản trị văn phòng;
(3) Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp trong lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng;
 2.2. Kỹ năng
(4) Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị văn phòng trong những bối cảnh khác nhau;
(5) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản trị văn phòng;
(6) Có năng lực dẫn dắt chuyên môn về quản trị văn phòng để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
(7) Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn; đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
(8) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
(9) Có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động văn phòng; giúp lãnh đạo cơ quan quản lí, triển khai, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ văn phòng tại các đơn vị, bộ phận văn phòng của cơ quan, tổ chức;
- Hoạch định các chương trình, kế hoạch cho hoạt động của văn phòng và cơ quan;
- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, của văn phòng;
- Tham mưu - tổng hợp phục vụ hoạt động quản lý của lãnh đạo, cơ quan;
- Điều hành hoạt động của văn phòng;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của văn phòng, hoạt động của cơ quan;
- Tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, nội quy, quy định cho cơ quan, tổ chức;
- Tổ chức và sử dụng các nguồn thông tin phục vụ hoạt động quản lí; thu thập, xử lí và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí;
- Tổ chức công việc, cải tiến lề lối làm việc, hiện đại hóa văn phòng;
- Soạn thảo các văn bản hành chính thông thường; 
- Quản trị thiết bị; sử dụng trang thiết bị văn phòng;
- Ứng dụng tin học vào công tác quản trị văn phòng;
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
 (10) Có khả năng phát hiện và hình thành, tổng quát hóa; đánh giá, phân tích định lượng, định tính vấn đề về quản trị văn phòng trên cơ sở các căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn. Từ đó lập luận và xử lý thông tin, các vấn đề có liên quan đến Quản trị văn phòng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp đối với cấp trên;
(11) Có khả năng phát hiện vấn đề, kỹ năng tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin, được trang bị và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ; có khả năng tham gia vào khảo sát thực tế, công tác văn phòng, quản trị văn phòng tại cơ quan, tổ chức; và có thể chủ động nghiên cứu đưa ra giải pháp và kiến nghị đổi mới trong hoạt động chuyên môn;
(12) Có khả năng tư duy chỉnh thể, tư duy logic, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong hoạt động quản trị văn phòng;
(13) Có khả năng tìm hiểu được sứ mạng, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của đơn vị mình công tác; vận dụng kiến thức được trang bị phục vụ có hiệu quả các công việc phù hợp với bối cảnh thực tế trong tổ chức;
(14) Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn; có khả năng vận dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản, hình thành ý tưởng liên quan đến hoạt động chuyên môn quản trị văn phòng và phát triển chuyên môn của cá nhân.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(15) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ về văn phòng, quản trị văn phòng; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
(16) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(17) Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng mang tính thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
(18) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình;
 (19) Có khả năng sáng tạo trong việc xây dựng mục tiêu cá nhân; có khả năng nghiên cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật thông tin và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề; có khả năng làm chủ công nghệ thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp;
 (20) Hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình về việc xây dựng và phát triển ngành Quản trị văn phòng trong bối cảnh thực tế xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay; nắm bắt được diễn biến nhu cầu của xã hội đối với hoạt động quản trị văn phòng;
 (21) Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong công tác quản trị văn phòng tại các cơ quan, tổ chức; có thái độ đúng đắn về công việc sẽ đảm nhận sau khi ra trường; có lòng say mê, yêu nghề và có ý thức trách nhiệm đối với công việc, đạo đức, tác phong của người cán bộ công chức, viên chức làm công tác văn phòng;
(22) Nhận thức được vị trí, vai trò của bản thân mình trong xã hội để có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ, trật tự và sự biến đổi của xã hội để có trách nhiệm hơn trong việc trong việc điều hòa các mối quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định, trật tự của xã hội và hướng tới xây dựng một xã hội an toàn, giàu, đẹp và văn minh.
2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên văn phòng tại cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ;
- Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Nhân viên Hành chính - Văn thư, Hành chính văn phòng, lễ tân tại các cơ quan, doanh nghiệp;
- Cán bộ quản lý văn phòng hoặc bộ phận thuộc văn phòng tại các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương (Chánh, Phó văn phòng; Trưởng, Phó phòng Hành chính,...);
- Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương.
3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo: 2 năm
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số: 60 tín chỉ
5. Đối tượng tuyển sinh
            Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
            Quy trình đào to, điu kin tt nghip căn c các văn bản sau:
            - Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017 ca B Giáo dc và Đào to v vic ban hành Quy chế đào to va làm va hc trình độ đại học;
            - Quyết định s 18/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2017 ca Th tướng Chính ph quy định v liên thông gia trình độ trung cp, trình độ cao đẳng vi trình độ đại học;
            - Quy chế đào to cao đẳng, đại hc h chính quy theo h thng tín ch ban hành kèm theo Quyết định s 583/QĐ-ĐHNV ngày 12 tháng 5 năm 2014 ca Hiu trưởng Trường Đại hc Ni v Hà Nội.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây