NGÀNH: LƯU TRỮ HỌC (CHUYÊN NGÀNH VĂN THƯ - LƯU TRỮ)
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo tiếng Việt: LƯU TRỮ HỌC
- Tên ngành đào tạo tiếng Anh: Archivology
- Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
- Mã ngành đào tạo: 7320303HCM (7320303 - 01HCM)
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương
- Thời gian đào tạo: 04 năm
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình giáo dục đại học ngành Lưu trữ học (chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ) nhằm đào tạo cử nhân có trình độ lý luận và nghiệp vụ trong công tác văn thư - lưu trữ làm việc tại các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
3. Chuẩn đầu ra
- Về kiến thức:
Sinh viên được trang bị:
+ Kiến thức cơ bản:
* Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh).
* Các kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, pháp luật, môi trường (Tin học cơ bản, Tiếng Anh, Môi trường và phát triển bền vững, Lý luận về nhà nước và pháp luật).
* Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn (Thông tin học, Tiếng Việt thực hành, Tâm lý học quản lý, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới…).
* Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
+ Kiến thức cơ sở ngành:
* Kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn;
* Kiến thức chung về quản lý, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
* Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính.
+ Kiến thức chuyên ngành:
* Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi, văn bản đến;
* Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu;
* Tổ chức lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ;
* Sưu tầm, thu thập và bổ sung tài liệu;
* Xác định giá trị tài liệu;
* Phân loại tài liệu, tổ chức khoa học tài liệu;
* Xây dựng hệ thống công cụ tra tìm;
* Bảo quản an toàn và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ;
* Có kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ.
- Về kỹ năng
+ Kỹ năng cứng:
* Kỹ năng phân tích, kiểm tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác văn thư - lưu trữ;
* Kỹ năng điều hành và quản lý để giải quyết các công việc liên quan đến công tác văn thư, công tác lưu trữ của các cơ quan, tổ chức;
* Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ văn thư - lưu trữ.
* Kỹ năng ứng dụng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị văn phòng; các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, quản lý văn bản, quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
+ Kỹ năng mềm:
* Kỹ năng giao tiếp nơi công sở;
* Kỹ năng thuyết trình;
* Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;
* Có phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp các công việc liên quan đến ghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ hợp lý;
* Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo;
* Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.
- Về thái độ
+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nghề và tác phong của người cán bộ, công chức, viên chức;
+ Có đạo đức nghề nghiệp;
+ Có tinh thần trách nhiệm và có ý thức phục vụ xã hội, cơ quan, tổ chức;
+ Có ý thức rõ ràng về vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ;
+ Có thái độ nghiêm túc, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ.
4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên học chuyên ngành Lưu trữ học (chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ) có cơ hội làm việc ở tất cả các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương tới địa phương, có cơ hội trở thành:
- Cán bộ quản lý văn phòng (Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Chánh văn phòng ...);
- Lưu trữ viên, chuyên viên văn thư tại các Bộ, ngành; Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức Đảng, đoàn thể hoặc các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tại các tỉnh, thành phố;
- Giảng viên, giáo viên giảng dạy các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về văn thư, lưu trữ;
- Nhân viên văn thư, lưu trữ tại Văn phòng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Chính sách ưu tiên
- Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách ... khi đăng ký vào Trường sẽ được xem xét miễn, giảm học phí theo quy định;
- Sinh viên được xem xét, hỗ trợ và tạo điều kiện ở ký túc xá miễn phí;
- Trong quá trình học tập, sinh viên có thành tích tốt sẽ được xem xét, khen thưởng theo quy định.
6. Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi học xong trình độ đại học, người học có thể tham gia các khóa học nâng cao trình độ ở bậc đào tạo cao hơn (đào tạo sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ) trong nước và nước ngoài.