Khoa Hành chính học được thành lập theo Quyết định số 534/QĐ-ĐHNV ngày 18 tháng 03 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
Trụ sở làm việc: Phòng 3.4 tầng 3 nhà A
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 181 Đường Lê Đức Thọ, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39843930
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
1. Lãnh đạo Khoa
- Trưởng Khoa :
- Phó Trưởng khoa : ThS. Bùi Thị Bình
2. Danh sách giảng viên và viên chức thuộc Khoa
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
1 |
ThS. Bùi Thị Bình |
Phó Trưởng khoa |
2 |
ThS.NCS. Lê Thị Hoài Thương |
Giảng viên |
3 |
ThS. Phạm Thị Toàn |
Giảng viên |
4 |
ThS. Phạm Thị Hằng |
Giảng viên |
5 |
ThS. Lê Thị Phương Thảo |
Giảng viên |
3. Danh sách giảng viên thỉnh giảng thuộc Khoa
TT
|
Họ và tên
|
Chức danh
|
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
|
1
|
PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến
|
Hiệu trưởng, GVCC
|
2
|
PGS.TS. Trần Đình Thảo
|
Chủ tịch Hội đồng Trường
|
3
|
PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
|
Phó Hiệu trưởng
|
4
|
PGS.TS. Nguyễn Tất Đạt
|
Q. Trưởng Khoa TC-XDCQ
|
5
|
TS. Nguyễn Thu An
|
Trưởng Khoa PLHC
|
6
|
TS. Vũ Thị Thu Hằng
|
Phó Trưởng Khoa PLHC
|
7
|
TS. Lê Thị Vân Anh
|
Trưởng khoa KHCT
|
8
|
TS. Trần Thị Lan Anh
|
Q. Trưởng phòng HTQT
|
9
|
TS. Trần Thị Ngân Hà
|
Phó Trưởng Khoa QTNNL
|
10
|
TS. Phạm Thị Vân
|
Phòng QLĐTĐH
|
11
|
TS. Đỗ Thị Thanh Nga
|
Trưởng Khoa Hành chính học
|
12
|
TS. Bùi Thị Ngọc Hiền
|
Phó Trưởng Khoa HCH
|
13
|
TS. Trương Quốc Việt
|
Phó Trưởng Khoa HCH
|
14
|
TS. Hà Văn Hòa
|
Khoa Hành chính học
|
15
|
ThS. Lê Thị Lý
|
Khoa Hành chính học
|
4. Các bộ môn trực thuộc Khoa
- Tổ bộ môn: Lý luận và nghiệp vụ hành chính.
- Tổ bộ môn: Quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
5. Các học phần Khoa đang giảng dạy
5.1. Các học phần thuộc Tổ bộ môn Lý luận và nghiệp vụ hành chính
TT |
Tên Tiếng Việt |
Tên Tiếng Anh |
1 |
Lý luận hành chính nhà nước |
Theory of State Administration |
2 |
Hành chính học đại cương |
General Theory of Administration |
3 |
Hành chính công |
Public Administration |
4 |
Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam |
The Vietnamese Administration’s History |
5 |
Hoạch định chính sách |
Policy Formulation |
6 |
Quản lý công |
Public Management |
7 |
Phân tích chính sách |
Policy Analysis |
8 |
Lịch sử và tổ chức các cơ quan nhà nước |
History and Organization of State Agency |
9 |
Quản lý học đại cương |
General Theory of Management |
10 |
Thủ tục hành chính |
Administrative Procedure |
11 |
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước |
Organization of the State’s Administrative Agencies |
12 |
Tiếng Việt thực hành |
Vietnamese Application |
13 |
Nhân sự hành chính nhà nước |
State Human Resource Administration |
14 |
Kỹ thuật điều hành công sở |
Executive State's Agency Skills |
15 |
Công tác bầu cử |
Election Activity |
16 |
Dịch vụ hành chính công |
Public Administration Service |
17 |
Kiến tập ngành nghề |
Occupational Observation |
18 |
Thực tập tốt nghiệp |
Internship for Graduation |
19 |
Hành chính văn phòng trong Cơ quan nhà nước |
Office Administration in the State Agencies |
20 |
Hoạch định và phân tích chính sách |
Policy Analysis and Planning |
5.2. Các học phần thuộc Tổ bộ môn Quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
TT |
Tên Tiếng Việt |
Tên Tiếng Anh |
1 |
QLNN về văn hóa - giáo dục - y tế |
State Management of Culture - Education - Healthcare |
2 |
QLNN về tôn giáo và dân tộc |
State Management of Religion and Ethnicity |
3 |
QLNN về an ninh - quốc phòng |
State Management of Security - Defense |
4 |
QLNN về tài nguyên và môi trường |
State Management of Natural Resources - Environment |
5 |
QLNN về đô thị |
State Management of the Municipality |
6 |
QLNN về nông nghiệp và nông thôn |
State Management of Agriculture and Rural Area |
7 |
QLNN về hành chính tư pháp |
State Management of Judicial Administration |
8 |
Quản lý địa giới hành chính |
Management of the Administrative Boundary |
9 |
QLNN về kinh tế |
State Management of Economy |
10 |
QLNN về tài chính công |
State Management of Public Finance |
11 |
Quản lý tài chính công |
Public Finance Management |
12 |
Quản lý nhà nước |
State Management |
II. GIỚI THIỆU KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
Khoa Hành chính học được thành lập theo Quyết định số 534/QĐ-ĐHNV ngày 18 tháng 03 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1. Vị trí và chức năng
Khoa Hành chính học là đơn vị chuyên môn thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phân hiệu) có chức năng tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo trình độ Đại học, Sau đại học ngành Quản lý nhà nước và Quản lý công; tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với chuyên môn của Khoa; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế; khoa học và công nghệ phù hợp mới mục tiêu, phương hướng phát triển của Trường và của Phân hiệu.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
• Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Phân hiệu;
• Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, quản lý nội dung chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo người học;
• Quản lý viên chức và tham gia xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên thuộc Khoa; chủ động đề xuất điều chỉnh, thay đổi cơ cấu nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của Khoa;
• Phối hợp với đơn vị chức năng trong việc quản lý người học thuộc Khoa;
• Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức, người lao động và người học; phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ của Phân hiệu đối với ngành, lĩnh vực thuộc chuyên môn của Khoa;
• Chủ trì hoặc phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Giám đốc Phân hiệu;
• Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
• Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Khoa. Tham gia đánh giá công chức, viên chức quản lý, viên chức và người lao động trong Phân hiệu theo quy định;
• Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất được giao theo quy định, theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện;
• Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Phân hiệu về hoạt động của Khoa;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Phân hiệu giao.
3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
3.1. Cơ cấu tổ chức
- Trưởng Khoa và các Phó Trưởng Khoa;
- Hội đồng Khoa;
- Các Bộ môn thuộc Khoa;
- Văn phòng Khoa.
3.2. Chế độ làm việc
• Trưởng khoa
Trưởng Khoa có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Khoa, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Phân hiệu và trước pháp luật về hoạt động của Khoa;
Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Khoa, Trưởng Khoa đề xuất Giám đốc Phân hiệu quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ, bộ phận thuộc Khoa;
Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Trưởng Khoa ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng Khoa điều hành công tác, giải quyết công việc của Khoa;
• Phó Trưởng Khoa
Phó Trưởng Khoa giúp Trưởng Khoa thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Khoa phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng Khoa và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công;
Khi được Trưởng Khoa ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Trưởng Khoa trong thời gian Trưởng Khoa vắng mặt, Phó Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, trước giám đốc Phân hiệu và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Trưởng Khoa ủy quyền;
• Trưởng, Phó Trưởng Bộ môn thuộc Khoa
Trưởng, Phó Trưởng bộ môn thuộc Khoa chịu trách nhiệm trước Trưởng Khoa và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ môn.
• Viên chức và người lao động.
Viên chức và người lao động thuộc Khoa thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng Khoa phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Khoa, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa, viên chức và người lao động thuộc Khoa thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Phân hiệu.
4. Các ngành đào tạo do Khoa phụ trách
4.1. Trình độ Sau đại học: Thạc sĩ Quản lý công
• Mục tiêu đào tạo:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị tổ chức, quản trị nhà nước;
- Kiến thức, kỹ năng tham mưu, tư vấn, hoạch định, phân tích chính sách;
- Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về phân tích, thiết kế, vận hành tổ chức;
- Kiến thức, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức;
- Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lãnh đạo, quản lý chiến lược;
- Hình thành tư duy, phương pháp khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn.
• Đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội;
- Người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về tổ chức bộ máy, quản trị tổ chức, tư vấn chính sách;
- Người làm công tác tổ chức, nhân sự, lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu.
4.2. Trình độ Đại học: Cử nhân Quản lý nhà nước
• Mục tiêu đào tạo:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về khoa học quản lý, khoa học hành chính, quản trị, tổ chức nhân sự, chính sách công, điều hành công sở;
- Kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự;
- Kiến thức, kỹ năng soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan; tổ chức hội họp, tiếp khách,…;
- Thực hành nghiệp vụ hành chính tại các cơ quan, tổ chức.
• Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Công chức chuyên môn, chuyên viên hành chính trong cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Chuyên viên hành chính tại các cơ quan, tổ chức khu vực tư;
- Nhân viên của các tổ chức phi chính phủ;
- Giảng viên, nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trường chính trị các tỉnh, thành phố.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ, tham gia các khóa đào đạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Chính sách công, Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khoa học Quản lý,... và các chuyên ngành phù hợp khác tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
• Thông tin tuyển sinh Đại học hệ Chính quy:
- Ngành: Quản lý nhà nước
- Mã ngành: 7310205HCM
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia; xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (Lớp 12); xét tuyển thẳng.
- Tổ hợp xét tuyển: A00; C00; D01; D15
- Địa điểm tuyển sinh và đào tạo: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh (Số 181 Lê Đức Thọ, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 028.3895.2372; 028.3984.8818
5. Những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động
5.1. Về hoạt động giảng dạy
Nhận thức được vị trí, vai trò của Khoa đối với sản phẩm đào tạo chính của Phân hiệu là Thạc sĩ Quản lý công và Cử nhân Quản lý nhà nước nên từng cán bộ, giảng viên trong Khoa đã tích cực thực hiện công tác giảng dạy cũng như hoạt động chuyên môn, trao đổi học thuật. Hiện nay, 100% đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành đào tạo, có học vị thạc sĩ trở lên. Các giảng viên trong Khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, chất lượng tốt; các giảng viên, viên chức đều đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
5.2. Về nghiên cứu khoa học
Thực hiện nhiệm vụ của Phân hiệu, Khoa Hành chính học trong những năm qua luôn chú trọng hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các giảng viên tích cực tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo chuyên môn như tạp chí Quản lý nhà nước, tạp chí Tổ chức nhà nước, tạp chí Khoa học xã hội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tạp chí Khoa học Nội vụ,…
5.3. Về công tác Đoàn thể xã hội
Công tác Đảng: 100% đảng viên của Khoa luôn chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Công tác Đoàn thể: Các thành viên Khoa Hành chính học đã tích cực tham gia và cổ vũ nhiệt tình trong tất cả các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên do Nhà trường phát động trong những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Trường và của Bộ Nội vụ.
Công tác sinh viên: Thành lập Câu lạc bộ Hành chính cho sinh viên với mục tiêu: Tạo môi trường cho sinh viên có cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và môi trường thuận lợi rèn luyện bản lĩnh, thể hiện kiến thức học tập, trau dồi kỹ năng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong đào tạo dạy và học tại Phân Hiệu. Đồng thời định hướng góp phần vào hành trang nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành để phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và xã hội.




